Vitamin C: Tác dụng, liều dùng và tác dụng phụ

Vitamin C là một dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khỏe, đồng thời có vai trò mắt xích trong quá trình sinh hóa của cơ thể. Thiếu hụt hoặc dư thừa vitamin C đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn. Để hiểu thêm về tác dụng của vitamin C và cách bổ sung đúng, hãy theo dõi bài viết sau.

Vitamin C là gì?

Vitamin C (hay sinh tố C, hay còn được gọi là axit L-ascorbic) là một loại vitamin tan trong nước trong nước, ít tan trong dung môi hữu cơ và rượu, là một chất chống oxy hóa và là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe. Vitamin C có khả năng chịu nhiệt tốt nhưng dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí. Một số tên gọi khác của vitamin C như axit ascorbic, hoặc L-ascorbate.

Vitamin C là gì và có vai trò như thế nào?

Vitamin C là gì và có vai trò như thế nào?

Loại vitamin này tham gia vào phần lớn các hoạt động của cơ thể như trao đổi chất, phòng ngừa lão hóa, tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe chung. Cơ thể của chúng ta chủ yếu hấp thu và dung nạp vitamin C thông qua chế độ ăn uống các loại thực phẩm tự nhiên. Ngoài ra, vitamin C được điều chế dưới nhiều dạng như viên nén, bột, tinh thể,… giúp người dùng bổ sung dễ dàng qua đường uống.

16 tác dụng của vitamin C đối với cơ thể

Vitamin C là một loại vitamin cần thiết đối với sự phát triển và thực hiện chức năng của nhiều cơ quan mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Một số vai trò của vitamin C có thể kể đến bao gồm:

1. Tăng cường miễn dịch

Vitamin C góp phần tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch bằng cách hỗ trợ cho chức năng của nhiều tế bào khác nhau trong hệ miễn dịch. Loại vitamin này tham gia vào hàng rào biểu mô, giúp phòng chống mầm bệnh, đồng thời thúc đẩy các hoạt động ngừa oxy hóa tế bào. Bởi vậy, bổ sung đủ vitamin C là phương pháp hiệu quả giúp chống lại các tác nhân gây oxy hóa trong môi trường ngoài. (1)

Loại vitamin này có khả năng tăng cường sự thực bào, tạo nên các phản ứng oxit, từ đó tiêu diệt những vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Do đó, thiếu hụt vitamin C có thể khiến khả năng miễn dịch của bạn bị suy giảm, cơ thể dễ bị nhiễm trùng. Ngược lại, tình trạng cơ thể nhiễm trùng có thể gây suy giảm hàm lượng vitamin C, bởi loại vitamin này đang tập trung vào quá trình giảm viêm, nhiễm trùng cho cơ thể bạn.

Một số nghiên cứu cho rằng, vitamin C trị cảm lạnh và làm giảm triệu chứng của cảm cúm. Nếu cơ thể được cung cấp tối thiểu 200mg vitamin C đều đặn mỗi ngày thì thời gian để vượt qua cơn cảm cúm sẽ rút ngắn, triệu chứng cúm cũng ít nghiêm trọng hơn.

Bởi tính chất oxy hóa mạnh, có tác dụng trung hòa các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương, một nhà nghiên cứu đã công bố thực hiện điều chế và ứng dụng vitamin C liều cao trong điều trị Covid-19. Song những nghiên cứu này vẫn đang trong giai đoạn đăng ký thử nghiệm lâm sàng để chứng minh hiệu quả ngăn ngừa bệnh lý về đường hô hấp.

2. Bảo vệ trí nhớ và suy nghĩ của bạn khi bạn già

Suy giảm trí nhớ là một hội chứng thường gặp ở người cao tuổi. Những yếu tố như căng thẳng oxy hóa, viêm cột sống, dây thần kinh, não hoặc vị trí gần não đều làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này.

Hiện nay, có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm chứng minh tác dụng của vitamin C đối với hệ thần kinh. Trong đó chỉ ra, người mắc hội chứng suy giảm trí nhớ thường có hàm lượng vitamin C trong máu thấp hơn mức trung bình. Ngoài ra, chế độ ăn uống thiếu hụt vitamin C có thể ảnh hưởng đến trí nhớ do thiếu chất chống oxy hóa, dẫn đến việc đẩy nhanh tốc độ lão hóa của các tế bào và suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh. (2)

3. Giảm tình trạng căng thẳng

Hormone gây stress cortisol là tác nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, đau đầu, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp và rối loạn giấc ngủ (3). Một nghiên cứu thực hiện bởi trường Đại học Alabama (Mỹ) đã chứng minh được khả năng giảm lượng hormone cortisol xuống mức đáng kể của vitamin C.

Vì vậy, bạn nên tăng cường bổ sung thêm loại vitamin này trong chế độ ăn hằng ngày để cải thiện tình trạng căng thẳng và các triệu chứng do stress thần kinh gây nên.

4. Giảm nguy cơ bị đột quỵ

Thiếu vitamin C là một yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ, đặc biệt là đối với người có tiền sử từng đột quỵ xuất huyết do bị vỡ mạch máu não. Các chuyên gia cũng chỉ ra, bệnh nhân đột quỵ thường có mức độ vitamin C thấp hơn so với người khỏe mạnh. Ngoài ra, người bệnh có mức độ vitamin C bình thường có xu hướng phục hồi nhanh hơn người bị thiếu vitamin C. Vẫn có nhiều nghiên cứu đang được triển khai để xác định tác dụng giảm nguy cơ bị đột quỵ, tuy nhiên bác sĩ khuyến khích nên bổ sung đủ vitamin C để tăng cường đề kháng.

5. Cải thiện làn da, móng tay và mái tóc

Vitamin C có tác dụng kích hoạt enzyme, gia tăng hoạt động của một số kim loại, giúp cơ thể chống lại những gốc tự do tạo ra bởi tia cực tím. Từ đó, vitamin C giúp giảm nguy cơ bị nám, tàn nhang, đồng thời thúc đẩy quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa da bị lão hóa. (4)

Bên cạnh đó, loại vitamin này cũng thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen. Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình tái tạo axit amin cho cơ thể, từ đó giúp cho móng tay, mái tóc và làn da bạn luôn khỏe mạnh.

Vitamin C cũng giảm tác động có hại của tia cực tím, tác nhân hàng đầu phá hủy cấu trúc collagen sâu dưới da.

6. Giảm nguy cơ bệnh tim

Bệnh tim là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số yếu tố dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này bao gồm huyết áp cao nồng độ triglyceride, cholesterol LDL ở mức cao và cholesterol HDL ở mức thấp. Bổ sung đầy đủ vitamin C trong chế độ ăn hằng ngày có thể giúp giảm nhẹ các yếu tố nguy cơ trên, từ đó hạn chế khả năng mắc bệnh tim.

công dụng của vitamin C, Giảm nguy cơ bệnh tim

Vitamin C loại trừ các yếu tố gây bệnh và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Tuy nhiên, nếu bạn đã có một chế độ ăn uống giàu vitamin C thì những chất bổ sung không có khả năng cung cấp thêm lợi ích sức khỏe khác cho tim.

7. Tăng khả năng hấp thụ sắt

Sắt là chất dinh dưỡng có nhiều chức năng đối với cơ thể. Thiếu đi sắt, cơ thể không thể tạo ra các tế bào hồng cầu, đồng thời vận chuyển oxy đến các cơ quan trong cơ thể.

Bổ sung đủ vitamin C giúp cải thiện khả năng hấp thụ sắt của cơ thể thông qua chế độ ăn uống. Vitamin C có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa những loại sắt khó hấp thu như là sắt nguồn gốc thực vật. Bác sĩ nhấn mạnh, chỉ cần tiêu thụ tối thiểu 100mg vitamin C mỗi ngày, khả năng hấp thụ sắt của bạn đã được cải thiện lên đến 67%. Vì vậy, những người có nguy cơ hoặc bị thiếu máu do thiếu sắt đều được khuyến khích bổ sung vitamin C kèm với sắt. (5)

8. Tăng cường sức khỏe mắt

Thoái hóa điểm vàng hay AMD là một tác nhân gây mất thị lực không thể cải thiện được ở người bệnh cao tuổi. Những người có nguy cơ mắc bệnh cao khi dùng vitamin C, cùng vitamin E, kẽm và beta-carotene có thể làm chậm tiến triển của bệnh, đồng thời ngăn ngừa quá trình suy giảm thị lực.

Bên cạnh bệnh thoái hóa điểm vàng, cũng có bằng chứng chỉ ra việc tiêu thụ chế độ ăn giàu vitamin C có thể giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và làm chậm tiến triển của bệnh.

9. Làm trống đại tràng

Vitamin C được ứng dụng trong thủ thuật nội soi đại tràng. Vitamin C giúp tăng hiệu quả của thuốc chuẩn bị ruột, giảm lượng thuốc người bệnh cần phải uống từ 4 lít nước thuốc xuống 2 lít nước thuốc. Điều này giúp cho người bệnh cảm thấy dễ thực hiện hơn và giảm tác dụng phụ.

10. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp do tập thể dục cường độ cao

Các chuyên gia cho biết, nếu dùng vitamin C trước khi tập thể dục cường độ cao như nâng tạ, chạy marathon, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có thể được ngăn ngừa. Đồng thời, phương pháp này cũng có tác dụng giảm đau nhức cơ.

11. Giúp kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim đồng thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được kiểm soát kịp thời. Bổ sung vitamin C được nhiều nghiên cứu chứng minh khả năng giảm huyết áp ở cả người trưởng thành khỏe mạnh và người bị huyết áp cao.

Không ít nghiên cứu đã đưa ra kết quả hứa hẹn về hiệu quả kiểm soát huyết áp của vitamin C. Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích người bệnh huyết áp phụ thuộc vào vitamin C mà nên kết hợp thêm các phương pháp điều trị khác dựa trên tình trạng bệnh của bản thân.

12. Ngừa cháy nắng

Những tia bức xạ trong ánh nắng mặt trời không chỉ tổn thương cấu trúc elastin, collagen, mà còn gây cháy nắng và tăng nguy cơ bị ung thư da. Vitamin C có tác dụng bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của gốc oxy hóa có trong tia bức xạ UV.

Tia UV cùng nhiều tác nhân môi trường khác sẽ tạo ra gốc oxy hóa tự do, gây lão hóa sớm. Vitamin C có vai trò trung hòa các gốc tự do, giúp bảo vệ làn da không bị thương tổn và giữ sự sáng khỏe cho làn da.

13. Giảm sắc tố melanin

Melanin là yếu tố hàng đầu gây nên những vấn đề liên quan đến sắc tố làn da như thâm, nám và tàn nhang. Vitamin C giúp tăng sinh collagen, tăng khả năng liên kết giữa các mô, từ đó ức chế quá trình hình thành sắc tố melanin. Bởi vậy, sử dụng vitamin C có tác dụng làm mờ các vết thâm, vết nám da, tàn nhang, mang đến cho bạn làn da đều da và trắng sáng.

14. Tăng hiệu quả hoạt động thể chất

Bổ sung đủ các vi chất, trong đó có vitamin C giúp cơ thể trao đổi chất tốt hơn và làm tăng hiệu quả của các hoạt động thể chất. Ngoài ra, vitamin C góp phần hỗ trợ tạo ra chất đồng hóa tự nhiên bên trong cơ thể.

tác dụng của vitamin C, Tăng hiệu quả hoạt động thể chất

Bổ sung vitamin C giúp tăng cường hiệu quả tập luyện

Cơ bắp của bạn có thể được xây dựng dựa trên lượng hormone steroid sẵn có. Do đó, khi cơ thể có càng nhiều hormone steroid thì cơ bắp có khả năng tăng trưởng cao hơn.

15. Giảm nguy cơ bị bệnh mạn tính

Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra mối liên hệ giữa các gốc tự do và các căn bệnh mạn tính. Sự tích tụ của các phân tử gốc tự do có thể gây nên tình trạng stress oxy hóa. Hiện tượng mất cân bằng giữa chất chống oxy hóa với các gốc tự do này sẽ làm tổn thương DNA, các mô mỡ và đạm trong cơ thể. Stress oxy hóa kéo dài sẽ dẫn đến một số bệnh mạn tính nguy hiểm như bệnh tim, cao huyết áp, tiểu đường, xơ vữa động mạch,…

Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp cơ thể tạo nên hàng rào bảo vệ tự nhiên. Từ đó, bảo vệ các tế bào tránh khỏi tác động tiêu cực của gốc tự do và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

16. Giảm nồng độ axit uric trong máu và ngăn ngừa nguy cơ bệnh gout

Nguyên nhân chính gây bệnh gout là do rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Người bệnh gout thường bị viêm, nhiễm trùng khớp gây sưng đau dữ đội. Vitamin C có thể giảm hàm lượng axit uric trong máu, chống lại sự tấn công của bệnh.

Một nghiên cứu từng công bố kết quả người bổ sung đủ vitamin C sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh thấp hơn 44%. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghiên cứu cần thực hiện để khẳng định tác dụng của vitamin C trong điều trị gout.

Lượng vitamin C cần mỗi ngày là bao nhiêu?

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, lượng vitamin C mỗi người nên bổ sung hàng ngày được gợi ý như bảng sau:

TuổiNamNữNgười có thaiNgười cho con bú
Từ 0 – 6 tháng tuổi40mg40mg
Từ 7 – 12 tháng tuổi50mg50mg
Từ 1 – 3 tuổi15mg15mg
Từ 4 – 8 tuổi25mg25mg
Từ 9 – 13 tuổi45mg45mg
Từ 14 – 18 tuổi75mg65mg80mg115mg
Từ 19 tuổi trở lên90mg75mg85mg120mg
Người hút thuốc láNgười hút thuốc là cần bổ sung nhiều hơn 35mg/ ngày so với người không hút thuốc.

Khi cơ thể thừa hoặc thiếu vitamin C

Bổ sung không đúng liều lượng vitamin C có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đối với sức khỏe. Vì vậy, bạn nên hiểu rõ dấu hiệu thừa hoặc thiếu vitamin C để kịp thời điều chỉnh.

1. Biểu hiện và tác hại khi thiếu vitamin C

Những đối tượng dễ thiếu vitamin C gồm có người bị bệnh kém hấp thu, người cao tuổi, người hút thuốc lá, người nghiện rượu,… Khi thiếu loại vitamin này, bạn sẽ có những biểu hiện như mệt mỏi, da dẻ khô ráp, thở nông, vết thương chậm lành, trên da xuất hiện nhiều nốt xuất huyết.

Thiết hụt vitamin C có thể dẫn đến một số bệnh lý như vết thương khó lành, bệnh thiếu máu, bệnh tim mạch, bệnh thoái hóa khớp, bệnh loãng xương, bệnh scorbut, bệnh ung thư,… Tình trạng thiếu vitamin C tương đối hiếm gặp. Tuy nhiên, những đối tượng có chế độ ăn thiếu cân bằng, người biếng ăn, nghiện rượu, hút thuốc lá, bị rối loạn ăn uống hoặc đang điều trị lọc máu nên đề cao cảnh giác. Việc bổ sung đủ vitamin C có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý nghiêm trọng, bởi vậy bác sĩ khuyến nghị nên xây dựng chế độ ăn cân bằng và giàu vitamin C. Nếu không thể hấp thụ đủ vitamin C qua chế độ ăn hằng ngày, bạn nên bổ sung thêm thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

2. Biểu hiện và tác hại khi thừa vitamin C

Bổ sung dư thừa vitamin C có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày, viêm bàng quang,… và những bệnh lý khác về đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, lượng vitamin C dư thừa mà cơ thể không hấp thụ được có thể gây tồn đọng urat, oxalate dẫn đến sỏi thận. Một số trường hợp thừa vitamin C nghiêm trọng có thể gây tán huyết và làm giảm thời gian đông máu. Đặc biệt, phụ nữ mang thai sử dụng vitamin C liều cao kéo dài có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, dẫn đến bệnh scorbut ở thai nhi.

Khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bạn nên liên hệ đến cơ sở y tế gần nhất để xác định chính xác tình trạng, đồng thời điều trị bằng thuốc nếu cần thiết.

Để được chẩn đoán chính xác cơ thể đang thiếu hay thừa vitamin C, bạn nên ghé thăm Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome.

Với thiết bị phân tích vi chất kết hợp với công nghệ phân tích tiên tiến, các bác sĩ tại Nutrihome có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nhất. Đồng thời, bác sĩ sẽ hỗ trợ tư vấn phương pháp bổ sung phù hợp thông qua chế độ ăn hằng ngày và kết hợp thêm thực phẩm chức năng nếu cơ thể ở mức thiếu hụt báo động. Đối với những người thiếu hụt vi chất do bệnh lý, các biện pháp điều trị khác sẽ được thực hiện dựa trên tình trạng bệnh của bạn. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay chế cho việc chẩn đoán, điều trị. Hãy đặt lịch khám và ghé thăm Nutrihome để hiểu rõ liệu bạn có bị thừa hoặc thiếu vitamin C hay không.

Vitamin C có nhiều trong thực phẩm nào?

Vitamin C được thấy nhiều trong cam quýt và các loại trái cây và rau củ khác. Dưới đây liệt kê một số thực phẩm chứa nhiều loại vitamin C:

1. Cam, chanh

Các loại quả thuộc họ cam, chanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Trung bình, một quả cam cung cấp khoảng 70mg vitamin C, còn chanh cung cấp khoảng 77mg.

2. Đu đủ

Đu đủ cũng là một loại quả giàu vitamin C, mỗi 100g đu đủ có khoảng 74mg vitamin C (6). Ăn đu đủ thường xuyên giúp chống viêm, bổ máu và hỗ trợ phục gan cho người bệnh sốt rét.

3. Dâu tây

Mỗi 100mg dâu tây có chứa 59mg vitamin C (7). Dâu tây có thể dùng để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành nhiều món ăn mặn, món ăn ngọt hấp dẫn.

bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn

Bác sĩ khuyến nghị nên bổ sung vitamin C thông qua chế độ ăn

4. Bông cải xanh

Bông cải xanh nằm trong top những loại hoa quả, rau củ chứa nhiều vitamin C. Trong mỗi 100g bông cải xanh chứa khoảng 89mg vitamin C (8).

5. Ớt chuông vàng

Cùng là ớt chuông, nhưng ớt chuông màu vàng giàu vitamin C hơn những loại ớt chuông còn lại. Trong 100g ớt chuông vàng, lượng vitamin C lên đến 183mg.

6. Mùi tây

Mùi tây không chỉ là loại rau thơm giúp tăng độ hấp dẫn cho món ăn mà còn hàm chứa lượng vitamin C dồi dào. Mỗi 100g rau mùi tây có khoảng 133mg vitamin C.

Nhìn chung, bạn cần phối hợp nhiều loại hoa quả, rau củ để bổ sung đầy đủ, cân bằng các loại vi chất cho cơ thể. Vitamin C có thể bị phá hủy ở nhiệt độ cao, vì vậy bạn nên sử dụng phương pháp chế biến phù hợp để tránh làm giảm lượng vitamin C trong thực phẩm.

Nhiều trường hợp có chế độ ăn không đủ để cung cấp đủ lượng vitamin C thiết yếu cho cơ thể, do đó cần phải uống thêm những loại chế phẩm bổ sung vitamin C khác nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên việc bổ sung vitamin C qua đường uống như thế nào cho hiệu quả, đúng cách cũng là điều cần bạn đặc biệt chú ý.

Các chế phẩm bổ sung vitamin C

Các loại thuốc bổ sung vitamin được điều chế ở nhiều dạng như muối ascorbate, acid ascorbic,… Trong đó, loại acid ascorbic dễ hấp thu hơn những dạng khác do đó bạn nên lựa chọn loại thuốc bổ sung vitamin C ở dạng này. Ngoài ra, thuốc vitamin C được điều chế ở nhiều hình thức như viên nén uống, viên nén nhai, viên nang uống, dạng thuốc lỏng, dạng thuốc tiêm và dạng siro uống với nhiều liều lượng khác nhau. Để sử dụng chính xác, bạn nên tham khảo hướng dẫn của bác sĩ. Nhằm hạn chế tác dụng phụ, bạn nên tránh dùng lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn, thời gian kéo dài hơn so với chỉ định.

vitamin C là gì

Vitamin C hiện điều chế dưới nhiều dạng để người dùng dễ dàng bổ sung bằng đường uống

Khi bổ sung vitamin C thông qua đường uống, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên uống nhiều nước, tối thiểu từ 1.5 – 2.5l nước mỗi ngày.
  • Dùng thuốc đúng cách theo hướng dẫn ghi trên bao bì.
  • Nếu bạn bị thiếu vitamin C hoặc sử dụng vitamin C liều cao, khi ngừng uống đột ngột có thể khiến cơ thể mỏi mệt, chảy máu nướu răng, nang lông xuất hiện nhiều điểm xanh dương hoặc đỏ.

Bạn nên sử dụng thuốc vitamin C hằng ngày, đúng liều lượng và tuân theo chỉ định của chuyên gia để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.

Tác dụng phụ của vitamin C

Dù vitamin C là một loại vitamin thiết yếu, nhưng nếu bổ sung không đúng cách hoặc cơ địa nhạy cảm, loại vitamin này có thể gây một số tác dụng phụ như: đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau dạ dày, da đỏ hoặc có cảm giác nóng, người yếu ớt, không có sức,…

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, dung nạp quá 2000mg vitamin C mỗi ngày sẽ dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy nghiêm trọng. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể mắc chứng tăng oxalat niệu, từ đó dẫn đến những tổn thương cho thận, tăng nguy cơ bị sỏi thận. Tuy nhiên, những trường hợp gặp tác dụng phụ do sử dụng quá liều vitamin C tương đối hiếm gặp. Do cơ thể không thể tích trữ vitamin C.

Bạn nên khống chế liều dùng nếu sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C, đồng thời liên hệ với bác sĩ khi nghi ngờ bị thừa vitamin C hoặc dùng quá liều.

Vitamin C và tương tác thuốc

Các loại thực phẩm chứa vitamin C có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe người dùng khi kết hợp với một số thuốc và thành phần của thuốc như: deferasirox, sắt sunfat, sắt gluconate, warfarin, coumadin, thuốc tránh thai chứa mestranol, ethinyl estradiol, estradiol,…

Để tránh được những tác dụng phụ gây nên bởi tương tác của thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ một loại thuốc nào. Việc chia sẻ thông tin của tất cả các loại thuốc bao gồm loại (thuốc kê toa, thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng, thuốc thảo dược, chất kích thích,…) và liều dùng sẽ giúp bác sĩ đưa ra chỉ dẫn sử dụng hiệu quả và hạn chế tối đa nguy cơ.

Tóm lại, vitamin C có vai trò quan trọng đối với cả cơ thể người lớn và trẻ nhỏ. Bác sĩ khuyến nghị, bổ sung thông qua thực phẩm hằng ngày là ưu tiên hàng đầu, sau đó mới nên bổ sung bằng thực phẩm chức năng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *